Người dùng Internet dễ trở nên ích kỷ

Một công trình nghiên cứu của Anh cho rằng người sử dụng Internet đang trở nên thiếu kiên nhẫn và có phần ích kỷ hơn khi họ lên mạng...

Tiến sĩ Jacob Nielsen, ông trùm nghiên cứu về hành vi sử dụng, cho rằng con người ta ngày càng thiếu kiên nhẫn khi vào mạng. Nielsen nói các trang tìm kiếm thông tin đang đóng vai trò thống lĩnh mạng. Thay vì truy cập vào các trang web một cách chậm rãi, nhiều người sử dụng chỉ muốn vào trang web thật nhanh, thực hiện xong mục đích và làm việc khác.

Đa số người sử dụng không quan tâm gì tới các thông tin quảng cáo được đưa ra để gây chú ý. Họ chỉ muốn vào trang thật nhanh và hoàn tất những ý muốn cụ thể nào đó.

Nielsen nói các con số thống kê cho thấy trong năm 1999 tỷ lệ người vào Internet làm những công việc họ muốn chỉ đạt 60% thì nay đã tăng lên tới 75%. Ông đã nêu ra những lý do. Đó là các trang Web được thiết kế tiện dụng hơn để mọi người dễ giao lưu và tìm kiếm thông tin hơn, có nghĩa là giờ đây khi người ta lên mạng thì họ biết họ muốn gì và làm thế nào.

Nielsen nói thêm là “Người sử dụng hiện nay thiếu kiên nhẫn hoặc thậm chí chẳng có chút kiên nhẫn nào”.

Vào năm 2004, khoảng 40% số người sử dụng Internet vào trang chủ và tiếp đó vào các trang trong, tức là chỉ có khoảng 60% số người dùng mạng dùng đường link (kết nối) trực tiếp vào những mục cụ thể nào họ muốn vào. Nielsen nói hiện nay, tức năm 2008, chỉ có khoảng 25% số người sử dụng mạng vàoc ác trang chủ mà thôi, và 75% đùng đường link trực tiếp. Ông cho rằng hiện nay các trang tìm kiếm (search engine) đã thống trị mạng Internet.

Thế nhưng điều đó không có nghĩa các trang tìm kiếm đã hoàn hảo, bởi đôi khi người sử dụng vào đó mà không tìm kiếm được kết quả mong muốn.

Thứ hạng search engines

Theo số liệu thống kê của ComScore cho biết:

- Người dùng Internet tìm kiếm thông qua Google, chiếm 58,6% thị phần của cả thị trường tìm kiếm.

- Đứng thứ hai vẫn là công cụ tìm kiếm Yahoo với 22,4%.

- Vị trí thứ ba là công cụ MSN của Microsoft với 9,8%.

- Ngoài ra, Ask.com (4,6%) và AOL của Time Warner (4,5%).

ComScore khuyến cáo rằng năm 2008, Google sẽ phải đối mặt với một đối thủ mới rất "khó chơi". Đó là công cụ tìm kiếm nguồn mở, Wikia Search cho phép người dùng tham gia lọc và xếp hạng các kết quả tìm kiếm.

Người dùng còn có thể theo dõi "đường đi nước bước" của từng kết quả tìm kiếm, vì sao nó lại được chọn, vì sao nó lại xuất hiện ở thứ hạng đó - một sự "minh bạch" mà những công cụ hiện hành như Google, Yahoo không đạt được.

Phần "ngầm" của Internet

Trên thực tế, những cỗ máy tìm kiếm chỉ cho bạn thấy một phần của toàn bộ những gì có trên Internet.

Các website sau đây có thể giúp bạn thâm nhập vào "thế giới ngầm" vốn thường không được các site lớn đưa vào danh mục website.

http://www.dogpile.com/

Dogpile - tổng hợp của 4 site tìm kiếm lớn nhất Internet (Google, MSN, Yahoo, Ask). Nếu bạn vô tình lạc vào một website nào đó và không bookmark, nhưng không thể quay lại trang đó khi tìm bằng Dogpile, chắc chắn site đó nằm ở "vùng tối" của thế giới ảo.

http://clusty.com/

Clusty - site tìm kiếm này trả về danh sách kết quả tìm kiếm khá rối rắm, ngược lại với các "ông lớn" thường cố gắng khiến danh sách đó càng đơn giản càng tốt. Tuy nhiên, Clusty có lợi thế nhất định do site không tự động lọc bỏ các kết quả bị máy tính cho là "dư thừa". Nếu có đủ thời gian và kiên nhẫn, khả năng lọc ra được những website "giấu mặt" là khá lớn.

http://www.loc.gov/about

USA Library of Congress - site chuyên về tìm các tài liệu học thuật - cũng thường được site tìm kiếm chính thống bỏ qua do mang tính chuyên môn cao.

http://www.nelsonsearch.org/

Nelson Search - website chuyên về tìm kiếm tin tức. Tất cả các sự kiện, tin tức được đưa tin trên web đều có thể tìm ra ở đây - một phiên bản "thô" chưa được lọc tin rác của Google News.

http://www.intute.ac.uk/

Inute - công việc lên danh sách và tìm kiếm của Google được thực hiện hoàn toàn tự động nhờ các phần mềm gọi là bot. Người sử dụng dịch vụ thường xuyên cảm thấy chán ngán do bot không có khả năng lọc hàng núi "rác" vô nghĩa khỏi danh mục kết quả. Intute là bộ máy tìm kiếm duy nhất sử dụng danh sách website hoàn toàn do sức người lập nên, nhằm đảm bảo rằng các website vô nghĩa không bao giờ lọt vào danh sách kết quả tìm kiếm.

http://www.altavista.com

AltaVista - AltaVista là cỗ máy tìm kiếm nổi tiếng nhất trước khi Google soán ngôi thống trị như ngày nay. Mặc dù "chìm nghỉm" dưới bóng các ông lớn, bộ máy tìm kiếm này vẫn hoạt động tốt và trả về kết quả tương tự với Clusty khi sử dụng.

http://www.archive.org/index.php

Wayback Machine - một cỗ máy thời gian thực sự của thế giới web. Máy chủ của bộ máy tìm kiếm này lưu giữ toàn bộ các site đã có mặt trên Internet từ trước đến nay, và bạn có thể tìm thấy các site hiện giờ hoàn toàn không còn tồn tại bằng Wayback Machine. Vấn đề duy nhất khi sử dụng là bạn phải đưa ra được đường dẫn chính xác của website cần tìm!

http://www.bloglines.com

Bloglines (http://www.bloglines.com/) - Bộ máy tìm kiếm chuyên về blog. Các blog cá nhân có số người truy cập khá ít, và do đó thường bị các ông lớn nhét xuống dưới cùng danh sách kết quả tìm kiếm đôi khi lên đến vài chục ngàn kết quả. Một danh sách chỉ toàn blog hẳn sẽ dễ dàng hơn nhiều...

Chú ý rằng phần lớn cái gọi là "thế giới ngầm của web" thường là các site có chất lượng quá thấp đến mức bị bot bỏ qua, các trang chủ cá nhân hoặc hồ sơ lưu của các forum. Thế giới này cũng bao gồm các thông tin bị số đông bỏ qua như thông tin học thuật - cần có chuyên môn nhất định để hiểu và sử dụng, và còn nhiều loại khác...

Bản quyền

Bản quyền vốn vẫn được coi là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi nhuận cho mô hình kinh doanh các sản phẩm có khả năng sao chép. Nhưng trong thế giới Internet, mọi chuyện giờ đây đang thay đổi.

Một khái niệm lỗi thời?

Tại hội nghị về chính sách phân phối video trên Internet, tổ chức tại Washington (Mỹ) ngày 20/3 vừa qua, GS. Faulhaber, Đại học Pennsylvania đã mạnh mẽ tuyên bố mạnh mẽ: bản quyền là một khái niệm đã chết.

“Cho đến giờ thì bản quyền vẫn là vấn đề lớn trong lĩnh vực pháp lý. Nhưng trong lĩnh vực kinh doanh, nếu bạn vẫn còn nói với người tiêu dùng về việc bảo vệ bản quyền thì thật là lỗi thời. Nếu như bạn có mô hình kinh doanh dựa trên bản quyền, hãy quên luôn nó đi”, ông phát biểu

Tại hội nghị này, nhiều nhà kinh tế đã cũng thống nhất quan điểm cho rằng, với việc kinh doanh nội dung trên Internet, các chủ sở hữu nội dung đang phải đối mặt với những thách thức họ chưa từng biết đến.

Theo GS. Faulhalber, “thế giới sao chép mở” (world of open piracy), được tạo ra với công nghệ số, sẽ phá hỏng việc tìm kiếm tìm kiếm động lực mà sự độc quyền trao cho những chủ sở hữu nội dung nhờ luật bản quyền.

“Ngành công nghiệp ghi âm hiện nay đã hiểu ra điều này. Mô hình iTunes* hiện nay có lẽ là cách tốt nhất họ có thể làm”, ông nói.

Các hãng phim sẽ gặp phải những khó khăn thậm chí còn hơn những công ty âm nhạc vì theo GS. Faulhalber, một vài phương thức kiếm tiền có thể áp dụng hiệu quả với âm nhạc như quảng cáo lại không thể áp dụng với những bộ phim dài.

Lập luận của GS. Faulhaber đang có cơ sở từ thực tế, khi mà trước đó không lâu, chính ông chủ hãng âm nhạc khổng lồ Warner Music đã phải đứng ra xin lỗi người tiêu dùng khi sử dụng bản quyền như một công cụ kiện cáo, từ chối đáp ứng nhu cầu thực tế của người nghe nhạc số.

Từ mã nguồn mở…

Trong khi những lời than phiền về vị thế độc quyền của hãng phần mềm Microsoft vẫn ngày càng nhiều, ít ai ngờ rằng Linux, hệ điều hành mã nguồn mở, lại đang thay đổi bộ mặt, hoặc ít nhất thay đổi quan niệm của giới làm phần mềm đến vậy.

Theo TheCounter.com - dịch vụ phân tích website của Công ty Jupitermedia - hiện khoảng 1/2 số máy chủ trên thế giới và 18% các trình duyệt đang sử dụng phần mềm mã mở.

Các hãng cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu như Google, Yahoo phát triển toàn bộ hạ tầng của họ dựa trên các nền tảng mã nguồn mở như LAMP (Linux, Apache, PHP, MySQL), Haadoop.

90% các công ty Internet mới thành lập sử dụng LAMP vì các nền tảng này vượt trội các phần mềm bản quyền trên phương diện chi phí, linh hoạt và tự do đổi mới sáng tạo. 80% trong số các website hàng đầu đang chạy trên các nền tảng mã nguồn mở.

Kho tri thức lớn nhất thế giới Wikipedia (với 10 triệu bài viết) hoạt động hoàn toàn trên nền tảng mã nguồn mở với phần mềm mediawiki trên nền tảng LAMP.

Bởi vậy, có thể nói nếu không có mã nguồn mở, Internet sẽ mãi mãi là một đứa trẻ chưa lớn. Trong một thế giới toàn phần mềm bản quyền, Internet sẽ chết.

Bởi vì phần mềm mã nguồn mở là miễn phí, một lập trình viên tài năng có thể ngồi xuống và bắt đầu phát triển ngay một website của mình chỉ với 2.000 USD, thay vì việc phải chạy hàng năm trời để kiếm một nhà đầu tư hào phóng chi cho anh ta vài trăm ngàn USD để mua phần mềm bản quyền.

Sergey Brin và Larry Page bắt đầu sự nghiệp của mình với mã nguồn mở và chỗ làm việc là một gara ô tô - họ đã tạo dựng lên Google - nhà cung cấp dịch vụ số 1 Internet, công ty duy nhất khiến đại đế chế phần mềm bản quyền Micrsoft cũng phải run sợ.

Google và mã nguồn mở là tương lai, Micsoft và phần mềm bản quyền là quá khứ - lịch sử đã lặp lại, Google đang đe dọa Microsoft như ngày nào chính Microsoft đã từng đe dọa IBM.

Mã nguồn mở không chỉ là miễn phí, nó còn là tự do: tự do sáng tạo, tự do chia sẻ tri thức, tự do đóng góp, tự do quyết định hướng đi của mình.

Một người làm Internet, thay vì việc phải lo lắng xem nền tảng công nghệ của họ sẽ bị nhà độc quyền lớn nhất lái đi theo hướng nào, sẽ cùng cộng đồng mã nguồn mở quyết định hướng đi công nghệ của họ.

Họ cũng không còn phải lo ngại việc phải đối diện với các vụ kiện cáo bản quyền khi sử dụng mã nguồn của người khác.

Hòa mình vào thế giới mã nguồn mở, bạn có thể đứng trên vai người khổng lồ, sử dụng 99% mã nguồn của người khác, bổ sung thêm 1% sáng tạo của mình để tạo ra giá trị gấp 100 lần so với việc phải tự làm tất cả.

Người được lợi cuối cùng chính là người dùng Internet. 100% số website trong Top 20 website trên thế giới đang cung cấp miễn phí dịch vụ của họ cho người sử dụng.

... đến nội dung mở

Dẫu sao, mà nguồn mở mặt nào đó vẫn được coi là sáng tạo riêng biệt của giới công nghệ. Ít ai ngờ nó cũng đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực phân phối nội dung

Phong trào sử dụng nguồn tư liệu giáo dục mở bắt đầu từ cuối những năm 1990, có một phần do tác động của phong trào “phần mềm mã mở”.

Năm 2001, Viện Công nghệ Massachussetts (MIT) đã trở thành người tiên phong cung cấp tài liệu miễn phí về các khoá học trên Internet. Dự án chương trình học liệu mở (OpenCourseWare) của trường hiện cung cấp các bài giảng, bài thi và nhiều tài liệu khác được lấy từ trên 1.800 khoá học trong chương trình giảng dạy của trường.

Hiện đã có khoảng 40 triệu người từ hầu hết các nước đã truy cập tài liệu của trường, trung bình mỗi tháng có khoảng 1 triệu người truy cập. Gần 49% lượng người truy cập là đối tượng tự học, trên 35% sinh viên và 16% các nhà giáo dục.

Cũng không nhiều người trong số 100 triệu người truy cập hàng tháng vào Wikipedia biết rằng kho tri thức vĩ đại này được xây dựng trên nguyên tắc nội dung mở - cho phép người sử dụng tự do sao chép, sửa đổi, trích dẫn, đóng góp vào nội dung với mục đích thương mại hoặc phi thương mại.

Đi ngược lại với nguyên tắc bản quyền nội dung truyền thống với việc mỗi khi bạn muốn bổ sung, sao chép, trích dẫn đều phải xin phép và được sự đồng ý của tác giả, nội dung mở đã tạo điều kiện cho hàng trăm ngàn chuyên gia cùng đóng góp, hàng triệu người cùng xem xét và sửa đổi kho tri thức này.

Cho tới nay, Wikipedia với nguyên tắc nội dung mở đã làm được điều mà đế chế tri thức Britanica không làm được, đế chế tài chính Micrsoft không làm được: 10 triệu bài viết, được bổ sung, cập nhật, chỉnh sửa, đi sâu vào các lĩnh vực xã hội, kinh tế, văn hóa, công nghệ...

Hãy thử tìm cụm từ “The long tails” – một khái niệm kinh điển cho người làm Internet, bạn không thể tìm thấy nó trong bách khoa toàn thư Encatar của Microsoft, nhưng trong Wikipedia, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy lời giải thích ngắn gọn, dễ hiểu, cũng như các đường link tham khảo cho khái niệm này.

Điều mà bản quyền, chuyên gia, và tiền bạc của Microsoft không thể làm được, thì Wikipedia cùng với cộng đồng và triết lý nội dung mở đã làm được.

Trên Internet, nội dung mở là động lực, bản quyền là rào cản. Thứ đã từng là động lực phát triển của xã hội, nay trở thành trở lực ngăn trở tiến bộ. Một điều thú vị là triết lý nội dung mở tương đồng một cách kỳ lại với triết lý về một xã hội mơ ước: “Đóng góp nội dung theo năng lực, tiêu dùng nội dung theo nhu cầu”.

Những thói quen bị giết chết vì Internet

Trong mười lăm năm qua kể từ khi thâm nhập vào cuộc sống hàng triệu người trên toàn thế giới, Internet đã mang đến những thay đổi khổng lồ trong cuộc sống cả tích cực và tiêu cực.

Dưới đây là trích lược danh sách 50 thứ mà tờ Telegraph (Anh) cho rằng đang dần biến mất bởi sự xâm nhập của mạng , từ các sản phẩm cho tới mô hình kinh doanh, từ những kinh nghiệm cho đến các thói quen trong cuộc sống con người. Danh sách này cũng được xen thêm một số thứ phải chịu tác động của những cải tiến hệ thống mạng hiện đại khác, đặc biệt là điện thoại di động và hệ thống GPS.

1) Nghệ thuật nêu sự bất đồng ý kiến một cách lịch sự
Mặc dù những vụ cãi nhau ngớ ngẩn trên YouTube có thể không phải là điển hình thì chắc chắn Internet đã mài sắc giọng điệu của những cuộc tranh luận. Những phần náo động nhất của thể giới blog dường như không thể chấp nhận ý kiến được tổ chức khác nhau, tất cả các đối thủ đều phải có “chương trình nghị sự” của mình.

2) Nỗi sợ bạn là người duy nhất thờ ơ trước cái chết của một người nổi tiếng
Twitter đã trở thành một nơi trao đổi những chuyện đùa cợt về những người nổi tiếng đã mất. Thật vô vị nhưng đó lại là một liều thuốc giải khuây cho những người hâm mộ đang sụt sùi thương tiếc cho thần tượng của mình.

5) Đúng giờ
Trước khi có điện thoại di động, người ta buộc phải giữ các cuộc hẹn và vội vã tới quán rượu đúng giờ. Nhưng gửi tin nhắn báo rằng bạn sẽ đến muộn năm phút đã trở thành một trong những hành động khiếm nhã phổ biến của thời đại được kết nối.

7) Phim đen tràn ngập
Sự tồn tại khắp nơi của các sản phẩm khiêu dâm trên mạng đã đặt dấu chấm hết cho một trong những quyền đáng sợ nhất của các teen boy-mua những tạp chí đen. Tại sao lại phải run rẩy xếp hàng để mua phim đen khi mà bạn có thể download hàng núi những thứ rác rưởi ngay trên giường ngủ.

Xu hướng này cũng là một mối đe dọa trong tương lai khi những văn hóa phẩm đồi trụy này len lỏi đi vào từng ngõ ngách các thị trấn và làng quê

8) Danh bạ điện thoại
Bạn có thể tìm cuốn Fly Fishing của J.R Hartley trên Amazon.

10) Đồng hồ đeo tay
Sờ trong túi quần và lôi ra một chiếc di động để xem giờ có thể không sang trọng như liếc nhìn một cái đồng hồ đeo tay nhưng lại tiết kiệm tiền bạc: Bạn chỉ phải mua một thay vì hai.

11) Cửa hàng băng đĩa nhạc
Trong một thế giới nơi mà mọi người không muốn trả bất cứ thứ gì để nghe nhạc thì việc trả tiền cho 12 bài hát trong một đĩa plastic mỏng dính không còn là kiểu kinh doanh hợp thời nữa.

12) Giấy/bút viết thư
Email vừa nhanh hơn, rẻ hơn và thuận tiện hơn; đồng thời nhận một bức thư giấy từ một người bạn cũng trở thành một thứ vui hiếm hoi, thậm chí là hoài cổ. Kết quả, những lời chào tạm biệt trân trọng như “Yours faithfully” (trang trọng, tình cảm, thường ký dưới thư tay) đang được thay bằng "Best" và "Thanks" (đơn giản, xã giao hơn, hay kí dưới thư điện tử).

13) Trí nhớ
Khi hầu như bất cứ sự kiện nào, cho dù mờ mịt đến đâu đều có thể tìm thấy trong vài giây thông qua Google và Wikipedia, thì người ta càng ít tìm tới những nơi lưu trữ thông in. Điều quan trọng là làm cách nào bạn sử dụng nó – thời đại Internet là phần thưởng cho sự sáng tạo.

14) Hạn chót
Lần cuối cùng bạn dành một tiếng đồng hồ để suy ngẫm về thế giới bên ngoài hay đọc lại một quyển sách là khi nào? Sức hấp dẫn của Internet quả là mãnh liệt và càng ngày càng khó cưỡng lại.

15) An-bum ảnh và các slide show
Facebook, Flickr và những trang in ấn như Snapfish là nơi chúng ta chia sẻ những tấm ảnh. Đầu năm nay, Kodak thông báo họ không tiếp tục sản xuất phim slide Kodachrome bởi vì thiếu nhu cầu thị trường. (Slide Show là những nhóm ảnh liên quan tới một chủ đề nào đó được tập hợp cùng với nhau để bạn có thể dễ dàng xem lướt qua chúng và nhìn thấy những câu chuyện có liên quan tới chúng.)

16) Những trò bịp bợm và các âm mưu đen tối
Internet thường bị đổ lỗi cho những hành động lập dị nhưng nó đã chứng tỏ mình là công cụ hữu hiệu hơn nhiều trong việc bóc trần các âm mưu hơn là duy trì chúng.

17) Xem tivi cùng nhau
Truyền hình theo yêu cầu, từ iplayer ở Anh cho tới Hulu ở Mỹ đều cho phép những người thân và đồng nghiệp xem cùng những chương trình ở những thời điểm khác nhau, đồng thời làm suy yếu những gì đã từng là một trong những yêu cầu văn hóa hấp dẫn nhất của truyền thông- kinh nghiệm chia sẻ. Nếu truyền hình sắp xếp theo lịch không tồn tại thì nó sẽ hạn chế các chương trình thể thao và tường thuật trực tiếp.

18) Công việc tham khảo hành chính
Chúng ta vẫn cần những thông tin đáng tin cậy những nhìn chung không cần phải trả tiền nữa.

19) Ca-ta-lô cải cách
Trái ngược với những đồ gia dụng được cải tiến, tạp chí Innovations Cataloguera đời năm 2003 luôn là một thứ thú vị đáng để đọc.

20) Các mẫu yêu cầu ở trang sau các cuốn sách
Dịch vụ “Khách hàng mua quyển này cũng mua …” của Amazon dường như là trang gần gũi nhất.

21) Thông tin về kết quả thể thao bị chậm trễ
Lần cuối cùng bạn mua một tờ báo để xem ai thắng trong trận đấu hơn là xem các bình luận và phân tích là khi nào? Không cần thiết phải im lặng mà phục lăn James Alexander Gordon trên đường về nhà sau trận đấu khi mà mọi người đều có iPhone trên xe ô-tô.

22) Bản quyền bắt buộc
Các công ty băng đĩa, các hãng phim và các cơ quan báo chí đang phản công nhưng liệu làn sóng vi phạm bản quyền có thể bị đánh bại?

24) Theo dõi
Các trang web đáng lẽ có thể giúp mở rộng việc thao dõi trên thế giới những Internet đã đưa ra nhiều cách hữu hiệu hơn để tổ chức những mối quan hệ tình dục giữa những người lạ.

25) Họ chưa chết à? Họ không phải là gay ư?
Wikipedia cho phép chúng ta xác nhận hay bác bỏ bất kỳ tin đồn về người nổi tiếng nào đó ngay lập tức. Chỉ ở các lễ hội không có bất kỳ dấu hiệu nào chứng tỏ Wi-Fi tồn tại thì những kẻ khờ mới tin rằng David Hasslehoff (diễn viên kiêm ca sỹ người Mỹ) đã qua đời.

26) Mù tịt về tin tức sau ngày lễ
Có một cách tốt hiện nay là bạn có thể kiểm tra các dòng tít trên các báo ít nhất một lần khi bạn đi nghỉ.

27) Không cần học thuộc lòng số điện thoại
Sau khi đánh những con số vào trong sổ liên lạc, bạn sẽ không bao giờ phải nhìn lại chúng lần nữa

28) Tôn trọng bác sỹ và những nghề nghiệp khác
Sự gia tăng nhanh chóng của các trang web về sức khỏe đã hạ bệ vị trí của bác sỹ gia đình, những người mà chẩn đoán của họ bây giờ đang bị thử thách bởi những bệnh nhân được trang bị những thông tin được in ra từ Internet.

29) Sự bí ẩn của ngoại ngữ
Các trang như Babelfish đưa ra những bản dịch đủ tốt ngay tức thời hàng chục thứ tiếng những lại giết đi vẻ đẹp và cái hồn của những ngôn ngữ ấy.

30) Kiến thức địa lý
Với hệ thống GPS trải rộng từ ô tô đến smartphone, việc biết đường đi từ A đến B chẳng đòi hỏi kỹ năng gì khó.

31) Sự riêng tư
Dân chúng có thể công kích chính phủ vì mở rộng sự giám sát cá nhân nhưng những những người tham gia các trang mạng xã hội có thể làm cho thông tin về chính mình có sẵn nhiều hơn là Big Brother (show truyền hình thực tế của Anh quay bí mật những nhóm người sống cùng nhau trong một gia đình lớn và cách ly với thế giới bên ngoài)

34) Truyền thông chủ đạo
Hai tờ báo in Seattle Post-Intelligencer và Rocky Mountain News của Mỹ bị đóng cửa, tờ Observer của Anh cũng nối gót theo sau. Tin tức miễn phí và sự di cư của quảng cáo vào mạng đang đe dọa mô hình kinh doanh cơ bản của hầu như tất cả mọi tổ chức truyền thông.

35) Sự tập trung
Những gì đang đồng hành với Gmail, Twitter, Facebook và Google News, đó là một sự kỳ diệu mà bất kỳ ai cũng phải sử dụng đến trong công việc của mình. Một xu hướng mới đang lên với sự tham gia của trang web XKCD.com, một sự pha trộn tuyệt vời giữa các câu đố, ẩn dụ, nghệ thuật độc đáo,…

37) Tạo ra một người mới
Làm thế nào bạn có thể mạo danh một người mới ở trường đại học khi mà Facebook gắn đầy những bức ảnh về con người cũ của bạn!

38) Viktor Yanukovych
Cuộc cách mạng cam ở Ucraina được một nhóm sinh viên và các nhà hoạt động trẻ lợi dụng sức mạnh của mạng để phát động cuộc chống lại chế độ cũ và phế truất Viktor Yushchenko.

39) Bảo hiểm
Các quảng cáo của họ có thể hấp dẫn nhưng các trang web so sánh gói bảo hiểm đã giết chết một trong những công việc vặt hàng năm buồn tẻ nhất.

40) Những nhà họa sỹ chưa được phát hiện
Gửi các bức tranh lên ART và Flickr hay những bài thơ do mình sáng tác chưa bao giờ dễ hơn lúc này.

41) Sự hữu ích của những chú thích đầu những cuốn nhật ký
Nếu còn có ai lần giở những trang nhật ký viết tay của mình để xem múi thời gian ở Lisbon là bao nhiêu hay một ga-lông là bao nhiêu lít thì chúng tôi không biết.

42) Sự hồi hộp về cuộc gặp gỡ
Bạn đã dành năm năm qua để làm quen với nhau trên Facebook. Vì thế việc gặp gỡ với mối tình đầu của mình không bị chấn động bởi cảm xúc như đáng ra nó có.

43) Chơi bài
Vì nhiều người tốn thời gian bằng việc vào các trang web chơi game online như Ditto Minesweeper

45) Thẻ gái gọi/rà xe sát lề đường tìm gái
Sex có thể được tiếp thị rẻ, an toàn và hiệu quả hơn trên mạng so với ở góc đường.

46) Các bộ phim được công chiếu
Các công ty đang ngày càng trở nên khắt khe hơn với biện pháp chống vi phạm bản quyền của mình. Nhưng cuối cùng thì họ cũng bắt đầu đánh giá việc "buộc người tiêu dùng Anh phải đợi đến sáu tháng mới kiếm lãi" không phải là một kế hoạch kinh doanh thông minh.

47) Lời chú thích ở cuối trang
Lời chú thích ở cuối trang là không cần thiết bởi sự có mặt của đường link mặc dù Wikipedia đang “đánh nhau” với một đạo quân hậu tập

49) Tờ báo của các fan
Blog và những trang dành cho người hâm mộ đã đem lại nhiều tự do và sự tương tác trong cộng đồng lớn hơn so với các báo in dành cho fan. Hơn nữa chúng cũng có lượng độc giả lớn hơn nhiều.

50) Giờ nghỉ ăn trưa
Hôm nay bạn đã rời khỏi ghế làm việc hay chưa? Hay là vừa nhấm nháp một chiếc bánh sandwich trong khi gửi một email cá nhân và kiểm tra giá nghỉ một tuần ở Istanbul.